2018 - Khám bệnh gan

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2018

CON ĐƯỜNG LÂY NHIỄM VIÊM GAN B

Viêm gan B là một căn bệnh tấn công lá gan. Viêm gan B là bệnh do virus tấn công gây tổn thương các tế bào ở gan, nếu như khi vào cơ thể mà virus viêm gan B ở trạng thái ngủ (không hoạt động) thì sẽ không gây tổn thương tới gan, người bệnh vẫn có thể sinh hoạt bình thường và sống chung hòa bình với virus tới cuối đời.

Còn đối với virus HBV khi vào cơ thể mà chúng hoạt động làm phá hủy tế bào gan thì không chỉ chức năng gan suy giảm mà còn gây nên những biến chứng bệnh ở gan vô cùng nguy hiểm như: Bệnh xơ gan, xơ gan cổ trướng hay thậm chí có thể dẫn tới ung thư gan.


Viêm gan B diễn biến như thế nào
=> Chính vì viêm gan B là căn bệnh có diễn biến phức tạp vì vậy nên khi mắc nhiễm virus viêm gan B cần có biện pháp điều trị bệnh sớm kịp thời theo từng giai đoạn và mức độ để loại bỏ bệnh một cách nhanh nhất.
>> Xem thêm: Xét nghiệm GGT kiểm tra chức năng gan

CÁC LOẠI VIÊM GAN B

Dựa vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà viêm gan B được chia ra làm 2 loại khác nhau: viêm gan B cấp tính và viêm gan B mãn tính.

  • Trường hợp viêm gan B cấp tính: khi nhiễm virus viêm gan B trong vòng 6 tháng đầu điều trị và có thể miễn nhiễm với virus viêm gan B thì có thể người bệnh đã hoàn toàn khỏi bệnh. Cần xét nghiệm Anti HBs để biết trong cơ thể người bệnh đã có kháng thể chống lại virus viêm gan B hay chưa, nếu chưa thì cần tiêm vaccine để tăng khả năng miễn dịch với bệnh.
  • Trường hợp viêm gan B mãn tính: Trong trường hợp 6 tháng đầu bệnh nhân điều trị mà không loại bỏ hết được virus viêm gan B thì lúc này bệnh viêm gan B rơi vào trường hợp mãn tính, số lượng virus sản sinh nhiều và có thể gây tổn thương gan, gây ra hậu quả khôn lường.

VIÊM GAN B LÂY QUA ĐƯỜNG NÀO?

Viêm gan B con đường lây nhiễm
  • Lây truyền từ mẹ sang con
Nếu mẹ nhiễm virus viêm gan b thì khả năng con mắc bệnh cũng rất cao.Nếu không có các biện pháp phòng tránh, bảo vệ sau sinh thì khả năng lây truyền từ mẹ sang con là 90%. Cần tiêm phòng viêm gan B cho trẻ sau khi sinh 24h sẽ giảm khả năng trẻ bị lây nhiễm virus bệnh từ mẹ.
  •  Lây truyền qua đường tình dục
Nếu bạn quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh viêm gan b thì khả năng bạn mắc bệnh khá cao.
  •  Lây truyền qua đường máu
Việc dùng chung kim tiêm, truyền máu(nếu người cho máu mắc bệnh viêm gan b) thì bạn rất dễ mắc viêm gan b.
  •  Một số nguyên nhân khác
Xăm người, châm cứu, xỏ lỗ tai với vật dụng không được tẩy trùng tốt có thể lây truyền siêu vi B, dùng chung các vật dụng như dao cạo râu, bàn chải đánh răng cũng là một nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mắc bệnh viêm gan b.

Vậy viêm gan b có lây qua đường ăn uống, giao tiếp, nước bọt không?

Cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào chứng minh rằng viêm gan b có thể lây truyền qua đường ăn uống, giao tiếp và nước bọt. Nếu như bạn đang chung sống với người mắc bệnh viêm gan b thì cũng không nên quá căng thẳng và lảng tránh. Như vậy sẽ khiến người bệnh mặc cảm. Khi hiểu rõ được các yếu tố, nguyên nhân, cũng như con đường lây truyền thì bạn vẫn có thể sống chung với người mắc viêm gan b hòa bình.

Cách ngừa bệnh viêm gan B

Ngoài chủng ngừa, chúng ta còn có thể ngừa HBV bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:

- Luôn sinh hoạt tình dục an toàn để tránh trao đổi các chất dịch cơ thể trong khi sinh hoạt tình dục qua đường miệng, âm đạo hoặc hậu môn.

- Không bao giờ dùng chung bàn chải, dao cạo râu, bông tai hoặc dụng cụ khác có thể đã tiếp xúc với máu hoặc chất dịch cơ thể.

- Băng ngay các vết cắt hoặc vết bầm tím để tránh tiếp xúc với máu.

- Không bao giờ chạm vào máu hoặc chất dịch của bất kỳ người nào mà không dùng dụng cụ bảo vệ giữa bạn và chất có thể đã nhiễm siêu vi gây bệnh.

- Bảo đảm rằng trẻ em sinh ra đã có mẹ mắc bệnh đều được chủng ngừa ngay, và được điều trị bằng globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG). Đây là các chất có các kháng thể của viêm gan B để giúp ngừa bệnh 

>>  Xem thêm: Xét nghiệm HbsAb đo lượng kháng thể chống virus viêm gan B?